Ngược dòng thời gian tìm hiểu về nguồn gốc của bún bò Huế

Ngược dòng thời gian tìm hiểu về nguồn gốc của bún bò Huế

Ngược dòng thời gian tìm hiểu về nguồn gốc của bún bò Huế

Ngược dòng thời gian tìm hiểu về nguồn gốc của bún bò Huế

Ngược dòng thời gian tìm hiểu về nguồn gốc của bún bò Huế
Ngược dòng thời gian tìm hiểu về nguồn gốc của bún bò Huế
Ngược dòng thời gian tìm hiểu về nguồn gốc của bún bò Huế
Ngày đăng: 19/02/2024

    Bún bò được xem là “linh hồn” ẩm thực của mảnh đất Cố đô nhưng ít ai biết món ăn này có từ khi nào, người tạo ra nó là ai và nguồn gốc từ đâu mà lại thu hút lòng người đến vậy. Do đó, trong bài viết hôm nay bunboquan7.com sẽ cung cấp một số thông tin thú vị về xuất xứ của bún bò Huế để bạn đọc tham khảo.

     

     bún bò Huế

     

    Nguồn gốc của bún bò Huế

    Về tên gọi

    Thực chất không người Huế nào gọi tô bún mà mình đang ăn ở Huế là bún bò Huế. Chỉ những ai không phải người Huế hay những người gốc Huế rời quê đi xa mới gọi như vậy. Họ gọi để nhấn mạnh rằng tô bún bản thân đang ăn hoặc đang bán ra là nấu theo lối Huế, để phân biệt với tô bún khác không phải do người Huế nấu hoặc không nấu theo lối Huế.

    Về sự ra đời

    Không ai biết chính xác bún bò ở Huế có từ bao giờ bởi không có tài liệu nào ghi lại lịch sử của nó, người ta chỉ có thể định tuổi qua sự xuất hiện của sợi bún ở Huế.

    Cái nôi khai sinh sợi bún Huế được cho là ở Vân Cù, một làng nằm ven sông Bồ (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà). Tương truyền rằng, Cô Bún - thủy tổ nghề vốn là người Đàng Ngoài theo chân chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp. Trong lúc mọi người mải mê với canh tác làm ruộng thì Cô lại miệt mài làm bún. Cô Bún được nhiều người mến mộ nhưng cũng bị không ít kẻ ganh ghét. Đến một dạo vùng bị mất mùa liên tiếp 3 năm, kẻ xấu tung tin mất mùa là do thần linh quở phạt Cô vì đã đem “hạt ngọc của Trời” ra mà ngâm, chà, xát, nghiền nát để làm bún.

    Trước những lời gièm pha, Hội đồng thị tộc làng cho Cô Bún cho hai lựa chọn, phải bỏ nghề làm bún hoặc bị trục xuất. Đã quyết định sống chết với nghề, Cô Bún quyết định ra đi. Nhờ bản chất hiền lành và nhân hậu, Cô được làng ban ân cho phép chọn lựa hướng đi và cử 5 thanh niên khỏe mạnh theo áp tải cối đá làm bún đến vùng đất mới. Đoàn người đi về hướng Đông ven theo sông Bồ rồi dừng lại ở nơi người trai làng thứ năm khuỵu xuống với cối đá trên vai, cũng là làng Vân Cù sau này. Tại đây, Cô lập nghiệp và truyền nghề làm bún đời đời cho hậu thế.

     

    bún bò Huế

     

    Gốc tích của bún bò Huế chưa có lời giải xác thực, tương truyền một năm nào đó, món bún bò giò heo của Mệ Lựu đã giành giải nhất phiên chợ Gia Lạc (phiên chợ Tết có từ thời Minh Mạng, tổ chức vào 23 tháng Chạp hàng năm) và được phê "Thập toàn, Ngũ đắc". Thập toàn là 10 điều hoàn thiện của một món ăn ngon, đại khái như ngọt ngào, thơm tho, bổ dưỡng, đậm đà, tinh khiết, bắt mắt, khéo chọn, khéo tay, khéo nấu, khéo bày. Hơn nữa, mọi người ai cũng biết được, ai cũng ăn được, ai cũng nấu được, ai cũng tìm được nguyên vật liệu ngay tại địa phương và ai cũng có thể mua được (Ngũ đắc).

    Bún bò Huế có gì đặc biệt?

    Bún bò là món ăn xứ Huế vang danh trong và ngoài nước, có thể làm xiêu lòng những thực khách khó tính nhất. Trong một series sản xuất bởi kênh truyền hình CNN, đầu bếp lừng danh Anthony Bourdain đã đến Huế và có dịp thưởng thức bún bò rồi nhận định đây là món súp ngon nhất thế giới. Đặc biệt hơn, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã đưa bún bò Huế vào danh sách 100 món ngon châu Á.

     

    bún bò Huế

     

    Một tô bún bò chuẩn Huế sẽ bao gồm sợi bún, thịt bò, giò heo, tiết heo, chả cua, nước dùng, rau và ớt sa tế… Nguyên liệu làm bún là bột gạo pha với bột lọc theo tỷ lệ sao cho sợi bún có độ dai vừa phải. Thịt bò được chọn là phần bắp chân trước, nạm bò hoặc bắp hoa màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt. Chả cua có màu vàng cam bắt mắt được làm từ gạch và thịt cua xay nhuyễn có vị béo, bùi tự nhiên. Rau ăn kèm là cải con, giá đỗ, xà lách, bắp chuối xắt mỏng, rau thơm… Tất cả hòa quyện vào nhau, mang lại sự phong phú và đặc sắc trong thưởng thức.

    Đặc trưng của bún bò Huế là sự đậm đà và mùi hương nồng đượm. Cái đậm đà từ vị ruốc Huế, loại mắm làm bằng tép đánh bắt ở vùng cửa biển. Người nấu hòa ruốc vào nước lạnh, ủ qua đêm, đến sáng sớm mai khi ruốc lắng lớp cặn mới hòa vào nồi nước. Có người thì gói ruốc cục vào vải mùng để lọc, có người lại nêm ruốc bột nhưng kiểu gì đi nữa thì họ cũng rất khéo léo để nồi nước không nặng mùi và ê. Cái hương ngây ngất từ sả cây đập dập bó thành bó, hầm cùng giò heo và bò bắp. Sả Huế được trồng ở vùng gò đồi cằn cỗi có mùi hương khác biệt so với những vùng khác, hương thơm đủ mạnh để trung hòa mùi ruốc giúp nước dùng dịu và ngào ngạt hơn.

     

    bún bò Huế

     

    Chưa hết, bún bò Huế còn đặc biệt ở sự gần gũi. Trong các gánh hay quán bún bò xứ Huế, nồi nước bún đang sôi với giò, bò, cua, chả, huyết… đập ngay vào mắt người ăn. Sở thích của mỗi người không giống nhau nên cũng phát sinh nhiều lựa chọn nạc hay mỡ, sườn hay ba chỉ... Cứ thế, âm thanh của gánh bún bò cũng sôi động từ sự chỉ trỏ lựa chọn của khách ăn mà các o, các mệ bán bún cũng gần như thuộc hết tâm tính ẩm thực của khách quen và chỉ cần thấy khách là biết ngay họ thích ăn kiểu chi.

    Tạm kết

    Không chỉ phổ biến và được ưa chuộng nơi xứ Huế mộng mơ, giờ đây bún bò Huế đã nổi tiếng khắp mọi miền trên cả nước. Và các bạn không cần phải đến Huế mới có cơ hội thưởng thức đặc sản này, bởi nó đã có trong thực đơn của quán Cô Sam, đảm bảo bún bò chất lượng ngon chuẩn Cố đô. Hãy đến và thưởng thức ngay nhé! Chúc quý khách ngon miệng!

     

    bún bò Huế

     

    Xem thêm thông tin chi tiết tại đây: http://bunboquan7.com/san-pham

     

    BÚN BÒ HUẾ CÔ SAM

    Địa chỉ: 156/5D Nguyễn Văn Linh, P. Tân Thuận Tây, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 0362516220

    Email: bunbohuecosam@gmail.com

    Website: bunboquan7.com

    Zalo
    Hotline